Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có nơi vào sâu 70-76 km
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có nơi vào sâu 70-76 km
admin 4 tuần trước

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có nơi vào sâu 70-76 km

Sáng 10.6, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ TN-MT phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ phát động quốc gia “Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường, hưởng ứng Ngày đại dương thế giới, Ngày môi trường thế giới năm 2024”.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có nơi vào sâu 70-76 km

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cho biết, Ngày môi trường thế giới 2024 được Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa”. 

Chủ đề được lựa chọn xuất phát từ thực tế, hiện nay có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu. Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. 

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có nơi vào sâu 70-76 km- Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh phát biểu tại buổi lễ

THẾ QUANG

Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, dòng chảy trên các sông, hồ chứa khu vực Bắc bộ phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 30-60%, trên các sông ở Trung bộ, Tây nguyên phổ biến thiếu hụt từ 25-50%. 

Hiện tượng El Nino kết hợp với nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông ở mức thấp và hiện tượng triều cường, làm nghiêm trọng hơn tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Các đợt xâm nhập mặn vào sâu 40-66 km, có nơi sâu hơn, như tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vào sâu 70-76 km.

Ngoài ra, Việt Nam hiện có trên 11,8 triệu ha, chiếm 35,74% tổng diện tích đất tự nhiên chịu tác động của thoái hóa, hoang hóa, nguy cơ dẫn tới sa mạc hóa. Tình trạng này vẫn đang tiếp tục gia tăng và sẽ ảnh hưởng lớn đối với ngành nông nghiệp.

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền ngày càng bị khai thác tối đa, tài nguyên đất đối mặt với tình trạng suy thoái, nhiều quốc gia đang thực hiện chiến lược hướng ra đại dương nhằm tìm kiếm, khai thác tài nguyên của biển nhằm bảo đảm nhu cầu về các nguồn lực cho phát triển của quốc gia. 

Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển; biển có nhiều không gian để phát triển, cửa ngõ giao lưu quốc tế, đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có nơi vào sâu 70-76 km- Ảnh 2.
Xâm nhập mặn ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

TN

Gắn với chủ đề Ngày đại dương thế giới năm 2024 là “Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương”, thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ TN-MT xác định chủ đề trọng tâm của Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm nay là “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển”. 

Mục đích nhằm phân bổ, quản lý hiệu quả, giảm thiểu các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng không gian biển đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế biển, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn biển, phát triển khoa học và công nghệ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế hiệu quả, đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững của Việt Nam.

“Ngày môi trường thế giới và Ngày đại dương thế giới năm nay là cơ hội để chúng ta cùng nhau khẳng định quyết tâm hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ suy thoái tài nguyên đất, hạn chế tình trạng hạn hán, sa mạc hóa, khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả tài nguyên đất, biển và hải đảo, bảo đảm cân bằng sinh thái, vì mục tiêu phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ TN-MT nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ TN-MT kêu gọi các ban, bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở trung ương, chính quyền các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề hạn hán, sa mạc hóa, góp phần bảo vệ môi trường; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, thích ứng với biến đổi khí hậu.

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi