Ứng xử với thuốc lá mới: Quản lý Nhà nước bằng pháp luật
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Ứng xử với thuốc lá mới: Quản lý Nhà nước bằng pháp luật
admin 1 tháng trước

Ứng xử với thuốc lá mới: Quản lý Nhà nước bằng pháp luật

Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác nhận TLLN là thuốc lá và khuyến nghị các nước kiểm soát sản phẩm này theo luật quốc gia. 

Trong nước, tại các hội thảo cấp bộ, Quốc hội và các bên liên quan, đại diện các cơ quan quản lý, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), chuyên gia cũng liên tục mổ xẻ, phân tích Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) để làm căn cứ quản lý đối với TLLN, TLĐT.

Trước tiên cần định danh TLLN, TLĐT có phải là thuốc lá?

Tại phiên giải trình do Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 4.5 vừa qua, nhiều ý kiến đến từ các ĐBQH liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật PCTHTL đối với TLLN, TLĐT.

Theo đó, ông Tạ Văn Hạ – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu lên thực trạng hiện nay trong việc đưa ra ứng xử đối với TLLN, TLĐT khi có cơ quan cho rằng các sản phẩm này là thuốc lá, nhưng có cơ quan lại nói không phải. Do đó, ông Hạ nhấn mạnh, đầu tiên, căn cứ quy định của Luật PCTHTL, cơ quan quản lý phải định nghĩa, khẳng định rõ đây là thuốc lá, chứ không phải là loại khác. 

Ứng xử với thuốc lá mới: Quản lý Nhà nước bằng pháp luật- Ảnh 1.

Tiếp theo, dù biết rõ TLĐT, TLLN là độc hại nhưng cần xác định mức độ độc hại của chúng so với thuốc lá điếu. Đồng thời, cần có nghiên cứu, đánh giá cụ thể để xem từ khi xuất hiện TLĐT, TLLN thì có tác động tăng hay giảm với người sử dụng thuốc lá nói chung. Đồng thời, báo cáo này cũng phải làm rõ sự gia tăng đối tượng sử dụng TLĐT trong thanh thiếu niên, học sinh. Đặc biệt là biến tướng của TLĐT, pha trộn ma túy…

Theo ông Hạ, cả Bộ Công thương (BCT) và Bộ Y tế (BYT) đều có đủ lý luận để đề xuất cấm hoặc thí điểm quản lý thuốc lá mới. Ông cho rằng mọi quy định cần dựa trên việc phải đảm bảo sức khỏe, an toàn, quyền lợi ích hợp pháp của người dân. 

Tại phiên giải trình, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội khi đó là ông Trần Thanh Mẫn cũng nhấn mạnh về tính khả thi, thống nhất của hệ thống pháp luật trong đề xuất phương án quản lý, cũng như nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bằng chứng thực tiễn, cơ sở phân tích các tác động đến người tiêu dùng, doanh nghiệp, năng lực cơ quan quản lý Nhà nước.

Về phía BCT, Thứ trưởng Phan Thị Thắng khẳng định hiện Bộ chỉ đề xuất quản lý TLLN, vì đây là sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá, có đầy đủ các chất của thuốc lá, chỉ thay đổi cách sử dụng là dùng thiết bị để làm nóng thay vì đốt cháy như thuốc lá điếu. Căn cứ theo luật PCTHTL thì sản phẩm này đủ điều kiện để chịu sự kiểm soát của luật. Tuy nhiên, để thận trọng BCT chỉ đề xuất thí điểm quản lý TLLN trong 2 năm, thay vì cho kinh doanh rộng rãi như thuốc lá điếu hiện nay. Đối với TLĐT, BCT cũng đồng thuận rằng cần nghiên cứu thêm, thay vì cho phép lưu hành ngay.

A person in a suit holding a pen Description automatically generated

Bà Phan Thị Thắng

Trước đó, tại một tọa đàm năm 2023, đại diện Bộ Tư pháp, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật kinh tế – dân sự từng nói: Không chỉ phù hợp về định nghĩa sản phẩm, mà cả những quy định trong luật PCTHTL cũng đủ để bảo vệ giới trẻ trước tác động của TLLN.

Cùng năm, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, người từng tham gia biểu quyết thông qua luật PCTHTL 2012 cũng khẳng định: Luật PCTHTL đã có sự tiên liệu trước về định nghĩa sản phẩm để bao hàm những thay đổi về sản phẩm thuốc lá mới sẽ phát sinh trong tương lai.

Kịch bản nào có thể sẽ xảy ra nếu cấm TLLN, TLĐT?

Cũng trong phiên giải trình ngày 4.5, ông Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu ý kiến, theo luật Đầu tư, TLLN không thuộc những ngành hàng bị cấm đầu tư, kinh doanh. Do vậy, nếu lệnh cấm TLLN được ban hành, đồng nghĩa phải sửa đổi cả luật Đầu tư.

Điều này đồng nghĩa, việc cấm TLLN, TLĐT sẽ phải đi cùng với vấn đề sửa đổi luật Đầu tư và luật PCTHTL. Tuy nhiên, tại phiên giải trình, Bộ trưởng BYT Đào Hồng Lan cũng nhấn mạnh, hiện cơ quan này đang phải gánh trọng trách chỉnh sửa, cập nhật mới đến 9 luật trong suốt nhiệm kỳ này, chưa kể đến luật PCTHTL.

Mặt khác, về quy trình quản lý Nhà nước, ông Tạ Văn Hạ cũng chia sẻ: Theo trình tự, thủ tục của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần nhiều thời gian, dự kiến tối thiểu 3-5 năm mới có thể thực hiện việc sửa luật. Kể cả phương án Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm cũng mất thời gian tương tự. Do vậy, vấn đề đặt ra là trong thời gian này nếu vẫn chưa có hành lang pháp lý về TLLN, TLĐT, thì liệu việc kiểm soát sự lan truyền các mặt hàng này tại thị trường chợ đen có đạt được hiệu quả như mong đợi?

Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường (BCT) thông tin, từ năm 2020 đến quý I/2024, số vụ thanh tra, kiểm tra thuốc lá điếu nhập lậu 9069 vụ; vi phạm về thuốc lá điếu nhập lậu là 7.215 vụ với tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 14 tỉ đồng; vi phạm về thuốc lá thế hệ mới 707 vụ, với tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 92 tỉ đồng.

“Hiện nay các lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá mới về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và/hoặc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động kinh doanh TLĐT, TLLN chưa cao”, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường nêu ý kiến.

Do vậy, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng cần khẩn trương xây dựng chính sách quản lý rõ ràng đối với TLLN, TLĐT để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước.

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi