Tin kẻ mạo danh ‘Cục An ninh mạng’ lấy tiền bị lừa, mất 600 triệu đồng
  1. Home
  2. Công nghệ
  3. Tin kẻ mạo danh ‘Cục An ninh mạng’ lấy tiền bị lừa, mất 600 triệu đồng
admin 3 tháng trước

Tin kẻ mạo danh ‘Cục An ninh mạng’ lấy tiền bị lừa, mất 600 triệu đồng

Công nghệ

Internet

Tin kẻ mạo danh ‘Cục An ninh mạng’ lấy tiền bị lừa, mất 600 triệu đồng

Bị đối tượng giả danh người quen vay 6 triệu đồng, một phụ nữ tại Nghệ An sử dụng dịch vụ “lấy lại tiền lừa đảo” trên mạng, cuối cùng mất thêm 600 triệu.

Một fanpage giới thiệu dịch vụ “lấy lại tiền bị lừa” trên Facebook.

Trong bản tin tuần vừa qua, Cục An toàn thông tin (ATTT) – Bộ Thông tin & Truyền thông, tiếp tục cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến đáng chú ý.

Dù không quá mới, một số hình thức phổ biến vẫn được kẻ lừa đảo sử dụng để tiếp cận nạn nhân như lấy lại tiền đã mất, làm giả giao dịch chuyển tiền…

Mất thêm 600 triệu vì tin dịch vụ “lấy lại tiền bị lừa”

Ngày 28/5, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã tiếp nhận đơn trình báo của một phụ nữ hơn 50 tuổi (ngụ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An), bị lừa hơn 600 triệu đồng.

Theo đơn trình báo, nạn nhân nhận tin nhắn vay tiền của người quen trên Messenger. Đối tượng gọi video, đọc đúng tên của bà và một số người thân trong gia đình nên bà tin tưởng, chuyển khoản 6 triệu đồng.

Sau đó, người phụ nữ phát hiện tài khoản Facebook của mình bị chiếm đoạt. Kẻ vay tiền không phải người quen mà là chiêu trò lừa đảo.

Lay lai tien bi lua anh 1

Tin tưởng “dịch vụ lấy lại tiền lừa đảo”, người phụ nữ bị lừa 600 triệu đồng. Ảnh: Cục ATTT.

Ngay tiếp theo, nạn nhân truy cập Facebook và thấy fanpage mạo danh Cục An ninh mạng – Bộ Công an, đăng bài cảnh báo và giới thiệu “hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa đảo”. Cho rằng đây là trang chính thống, nạn nhân nhắn tin, trình bày mong muốn lấy lại tiền đã mất.

Sau khi tạo một tài khoản theo đường link được gửi và làm theo hướng dẫn của “cán bộ cục an ninh”, người phụ nữ thấy tài khoản của bà nhận được 1,5 triệu đồng.

Tiếp theo, “cán bộ cục an ninh” khẳng định số tiền còn lại đã về tài khoản nhưng do vướng thủ tục tất toán, đề nghị bà nộp thêm tiền “bảo đảm” để rút về, và được hoàn trả sau.

Người phụ nữ làm theo hướng dẫn, nộp 600 triệu đồng cho “cán bộ cục an ninh”. Cuối cùng, nạn nhân bị chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.

Để ngăn chặn tình trạng tiếp tục tái diễn, Cục ATTT khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin tưởng và sử dụng các dịch vụ trên mạng xã hội. Không giao dịch hay chuyển tiền khi chưa xác minh rõ danh tính đối tượng, đặc biệt là các dịch vụ “lấy lại tiền bị lừa đảo”.

Ngoài ra, cần cảnh giác các trang mạng xã hội, cuộc gọi hoặc tin nhắn giả danh cán bộ công an, cơ quan nhà nước hay luật sư. Không cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.

Trường hợp nghi vấn hay phát hiện đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết và xử lý kịp thời.

Cảnh báo website giả mạo Hoa Học Trò online

Theo Cục ATTT, thời gian gần đây xuất hiện trang web tự xưng “Thư viện Hoa Học Trò”, địa chỉ hoahoctro.edu.vn. Trang này có hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử – Báo Tiền Phong, địa chỉ hoahoctro.tienphong.vn.

Website giả mạo sử dụng địa chỉ, số điện thoại của tòa soạn Chuyên trang Hoa Học Trò – Báo Tiền Phong đưa vào phần chân trang, gây nhầm lẫn cho bạn đọc.

Lay lai tien bi lua anh 2

Cảnh báo website giả mạo Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử. Ảnh: Cục ATTT.

Bên cạnh đó, trang web giả mạo còn đăng tải nhiều thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử nói riêng, Báo Tiền Phong nói chung.

Cụ thể, trang web giả mạo đã đăng thông tin sai lệch về trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), gây hiểu lầm trong cộng đồng và làm tổn hại danh tiếng trường, uy tín của tòa soạn.

Hành vi giả mạo Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử của đối tượng quản trị website đã gây phương hại lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của Báo Tiền Phong, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về bản quyền, có thể khiến bạn đọc nhầm lẫn khi tìm kiếm thông tin, truy cập Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử.

Hiện tại, Chuyên trang Hoa Học Trò điện tử chỉ có một website chính thức, địa chỉ hoahoctro.tienphong.vn.

Trước thông tin trên, Cục ATTT khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ các dấu hiệu nhận biết website giả mạo, tránh nguy cơ sập bẫy lừa đảo từ các nguồn thông tin không chính thống.

Suýt bị lừa vì màn hình chuyển tiền giả

Hiện nay, không gian mạng ngày càng xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Sandra Pond (sống tại thành phố Fredericton, Canada) trở thành nạn nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi rao bán chiếc bàn của mình trên Facebook.

Ngay sau khi đăng bài viết, Pond nhận được tin nhắn của người lạ. Đối tượng nói rằng không thể đến xem hàng trực tiếp vì không ở cùng thị trấn, nhưng rất muốn mua chiếc bàn nên yêu cầu gửi tiền qua Interac e-Transfer. Đây là dịch vụ chuyển tiền trực tuyến tại Canada, có thể gửi qua email hoặc tin nhắn điện thoại.

Sau khi gửi địa chỉ email cho đối tượng, Pond nhận thông báo giao dịch qua Interac e-Transfer chờ xác nhận. Do cả tin, bà quyết định làm theo hướng dẫn. Sau khi hoàn tất thủ tục, biểu tượng vòng tròn xuất hiện cho biết giao dịch đang xử lý, yêu cầu người truy cập chờ ít phút.

Lay lai tien bi lua anh 3

Rao bán hàng trực tuyến, người phụ nữ tại Canada suýt rơi vào bẫy lừa đảo tinh vi. Ảnh: Cục ATTT.

Trong lúc chờ đợi, bà Pond kể rằng có email được gửi đến, yêu cầu xác thực thay đổi mật khẩu. Cảm thấy nghi ngờ, bà quyết định thoát khỏi màn hình chờ và gọi điện cho ngân hàng để xác nhận.

Khi liên hệ, ngân hàng nói rằng đã khóa tài khoản của Pond vì nhận thấy giao dịch đáng ngờ, lên đến 3.000 USD. Họ nói rằng nếu không phát hiện kịp thời, kẻ lừa đảo có thể tự do sử dụng tài khoản để chuyển thêm những khoản tiền lớn hơn.

David Shipley, chuyên gia an ninh mạng tại Trung tâm phòng chống lừa đảo Canada, cho biết đây là hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian gần đây.

Theo Shipley, màn hình chờ mà bà Pond nhìn thấy thực chất là video lặp lại. Kẻ lừa đảo lợi dụng lúc đó để đánh cắp thông tin ngân hàng và chuyển tiền vào tài khoản của chúng. Ông nói rằng việc bà Pond chia sẻ câu chuyện là rất quan trọng.

Trước tình trạng trên, Cục ATTT khuyến cáo người dân cảnh giác khi tham gia giao dịch với người lạ trên mạng. Khi mua bán trực tuyến, người dân nên ưu tiên giao dịch trực tiếp với người mua, tuyệt đối không chuyển tiền trước.

Trong trường hợp người mua và bán cách xa nhau, người dân được khuyến cáo sử dụng các dịch vụ vận chuyển uy tín như Viettel Post, GHTK… nhằm hạn chế rủi ro lừa đảo.

Ngoài ra, người bán cũng cần xác định danh tính của người mua, lưu trữ tin nhắn, bằng chứng giao dịch nhằm phục vụ quá trình xử lý, truy vết đối tượng nếu xảy ra lừa đảo.

Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ

Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.

Nhiều nạn nhân lừa đảo trực tuyến như bị thôi miên, thao túng tâm lý

Đây là nhận xét của đại diện một công ty chứng khoán về diễn biến và thực trạng lừa đảo trực tuyến đang diễn ra hiện nay.

Nguy cơ từ dịch vụ làm hộ chiếu nhanh trên MXH

Lợi dụng một số người không biết cách nộp hồ sơ trực tuyến, nhiều đối tượng mở dịch vụ làm hộ chiếu nhanh để lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân.

Nở rộ kêu gọi từ thiện để lừa đảo

Dù được cảnh báo nhiều lần, tình trạng bị lừa vì các bài đăng kêu gọi quyên góp từ thiện trên mạng xã hội diễn ra ngày càng nhiều.

Sau KOL, den luot CEO Trung Quoc livestream hinh anh

Sau KOL, đến lượt CEO Trung Quốc livestream

0

Sau thành công của loạt livestream có chủ tịch Xiaomi, JD.com góp mặt, Taobao muốn nhiều CEO xuất hiện trong các buổi phát hơn nữa, giành khách hàng từ các đối thủ mới nổi.

Giai phap bao mat khi dung AI hinh anh

Giải pháp bảo mật khi dùng AI

0

Nhu cầu tăng cường bảo mật khi sử dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo trở thành động lực phát triển ngành phần cứng và các giải pháp liên quan.

Goi dich vu game cua Apple co dang tien? hinh anh

Gói dịch vụ game của Apple có đáng tiền?

0

Apple Arcade có nhiều tựa game thú vị, và người chơi không phải băn khoăn về quảng cáo. Tuy nhiên, giá dịch vụ cũng khá cao.

Phúc Thịnh

Cục ATTT

Bộ TTTT

Series

Điểm tuần

lừa đảo

mạo danh

hoa học trò

chuyển tiền

cảnh báo

Bạn có thể quan tâm

4 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Không có nội dung