Tăng tốc hàng loạt cây cầu
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Tăng tốc hàng loạt cây cầu
admin 1 tuần trước

Tăng tốc hàng loạt cây cầu

“Giấc mơ” sắp thành hiện thực

Trước đó, Sở GTVT TP đã lấy ý kiến góp ý của Bộ GTVT, các sở, ngành, đơn vị liên quan và hoàn thiện Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, trình Hội đồng thẩm định TP vào cuối năm 2023.

Hiện nay, TP đã lập Hội đồng thẩm định cơ sở thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 dự án để thẩm định chủ trương đầu tư. Sở GTVT, Sở KH-ĐT và các sở, ngành liên quan sẽ phối hợp với Hội đồng thẩm định cấp cơ sở để thẩm định chủ trương đầu tư các dự án nêu trên và trình cấp thẩm quyền xem xét.

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, công trình cầu Cần Giờ vượt sông Soài Rạp nối H.Nhà Bè với H.Cần Giờ có tổng chiều dài dự kiến toàn tuyến khoảng 7 km, trong đó cầu Cần Giờ dài khoảng 3 km, còn lại là phần đường. Điểm đầu tại nút giao đường số 2 – đường số 15 B, khu đô thị Phú Xuân, H.Nhà Bè, cách rạch Mương Ngang khoảng 500 m về phía bắc, sau đó sẽ vượt qua sông Soài Rạp, sông Chà để kết nối với H.Cần Giờ. Điểm cuối của dự án kết nối vào đường Rừng Sác, cách bến phà Bình Khánh khoảng 2,1 km về phía nam. Dự án cầu Cần Giờ có tổng mức đầu tư 11.087 tỉ đồng.

Tăng tốc hàng loạt cây cầu- Ảnh 1.
Phối cảnh cầu Cần Giờ

TL

Phương án kiến trúc cầu Cầu Giờ được UBND TP phê duyệt năm 2019 là cầu dây văng 1 trụ tháp (cao 230 m) với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước – đặc trưng ở Cần Giờ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đơn vị tư vấn đánh giá phương án trên có một số bất cập, chi phí cao, nên đề xuất đổi thiết kế từ cầu dây văng 1 trụ tháp thành 2 trụ. Phương án mới vẫn giữ ý tưởng kiến trúc hình cây đước và tĩnh không thông thuyền 55 m.

Việc điều chỉnh phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ đã được Thường trực Thành ủy TP.HCM thống nhất chủ trương. UBND TP đang giao Sở QH-KT khẩn trương tham mưu, đề xuất phương án kiến trúc cầu Cần Giờ đảm bảo hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của công trình, hoàn thành trong tháng 6 này.

Đây là công trình đứng đầu danh sách những dự án trọng điểm trong kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông huyện giai đoạn 2023 – 2030 mà UBND H.Cần Giờ đang nghiên cứu, hoàn chỉnh. Đặc biệt, “giấc mơ” cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể thành hiện thực hay không, một phần lớn cũng phụ thuộc vào tốc độ hình thành mạng lưới giao thông kết nối đường bộ tới cảng để phục vụ hoạt động khai thác và các ngành dịch vụ kinh tế sau cảng. Trong đó, cầu Cần Giờ là dự án được đánh giá cấp bách hàng đầu.

Vì thế, Sở GTVT đang rất tích cực thúc đẩy các công tác chuẩn bị cho dự án từ nay đến hết 2024. Nếu thuận lợi, Sở GTVT dự kiến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ triển khai thực hiện từ năm 2024 – 2025. Sau đó, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và khởi công dự án vào năm 2025, hoàn thành năm 2028.

Bên cạnh cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 cũng được đề xuất thay đổi phương án thiết kế. Công trình nối Khu đô thị Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức sang Q.7 đang được nghiên cứu phương án thiết kế nhịp chính có thể nâng hạ, thuận tiện cho tàu lớn di chuyển thay vì tĩnh không chỉ cố định 10 m như nghiên cứu lúc trước.

Cụ thể, cầu Thủ Thiêm 4 có tổng chiều dài hơn 2 km, 6 làn xe, tĩnh không khai thác bình thường 15 m, nhưng nhịp chính giữa sông Sài Gòn có thể nâng lên 45 m thông qua hai trụ tháp cùng hệ thống nâng. “Tuy nhiên, để xác định tĩnh không và phương án thiết kế nhịp cầu Thủ Thiêm 4, TP sẽ phải làm việc với Bộ GTVT để thống nhất, bởi khu vực trên đang được nghiên cứu phương án kết nối đường sắt cao tốc Bắc – Nam với đường sắt TP.HCM – Cần Thơ. Dự án dự kiến sẽ được trình HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư trong năm nay, khởi công dịp 30.4 năm sau và hoàn thành năm 2028”, đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.

Cùng với cầu Thủ Thiêm 4, công trình điểm nhấn mỹ quan ngay giữa trung tâm TP.HCM là cầu đi bộ qua sông Sài Gòn cũng đang chuẩn bị thông qua chủ trương, dự kiến khởi công vào 30.4.2025, khánh thành vào năm 2027 với mức đầu tư trên 1.000 tỉ đồng.

Tăng tốc hàng loạt cây cầu- Ảnh 2.
Cầu Tân Kỳ – Tân Quý dang dở đã chính thức thi công trở lại từ 21.6, dự kiến hoàn thành tháng 12 năm nay

Trần Duy Khánh

Loạt cây cầu “trùm mền” được tái khởi động

Không chỉ tăng tốc triển khai những công trình mới, hàng loạt cây cầu nửa thập niên “đắp chiếu” cũng đã được tái khởi động.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư), cho biết tháng 12 năm nay, cầu Rạch Đỉa kết nối Q.7 và H.Nhà Bè sẽ chính thức hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ bà con. Từ tháng 9.2023, sau khi nhận 100% mặt bằng sạch từ địa phương và di dời hạ tầng kỹ thuật sau đó 1 tháng, chủ đầu tư đã liên tục đôn đốc nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công. Đến nay, cầu Rạch Đỉa đã hoàn thành 9/10 mố trụ, hoàn thành lao lắp dầm cầu 7/9 nhịp và đang xây bản mặt cầu. Phần đường dẫn hiện đã hoàn thành xử lý nền đường, sàn giảm tải, lắp đặt 95% cống thoát nước. Các đơn vị đang tiếp tục làm móng đường và tường chắn. Tổng toàn khối lượng dự án cầu Rạch Đỉa đến nay đã đạt khoảng 69%.

Không chỉ đón cầu Rạch Đỉa mới, hàng vạn hộ dân đang sinh sống tại khu nam TP.HCM còn nhân ba niềm vui khi cầu Phước Long nằm trên đường Phạm Hữu Lầu, nối Q.7 với H.Nhà Bè cùng dự án nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ dự kiến cũng sẽ hoàn thành vào cuối năm. Thực tế, cầu Phước Long hiện hữu bắc qua kênh Rạch Đỉa có quy mô chỉ 2 làn xe, mặt ngang nhỏ hẹp, thì ngay cả không phải giờ cao điểm nhưng lưu lượng xe qua cầu rất đông khiến giao thông thường xuyên tắc nghẽn. Do đó, việc sớm thi công, hoàn thiện cầu Phước Long mới, đồng bộ cả 3 công trình trọng điểm sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm tải áp lực giao thông khu nam TP.HCM.

Phía cửa ngõ tây bắc, TP.HCM cũng vừa khởi động lại dự án xây mới cầu Tân Kỳ – Tân Quý (Q.Bình Tân) sau 6 năm ngưng trệ do vướng mặt bằng và chuyển đổi phương thức đầu tư. Công trình này bắc qua kênh Tham Lương với tổng chiều dài 385 m, trong đó phần cầu dài 83 m, 4 làn xe và lề đi bộ, phần còn lại là đường dẫn hai đầu. Đây là dự án đầu tiên ở TP chuyển từ hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) sang dùng vốn ngân sách. Việc này chưa từng có tiền lệ nên cần nhiều thủ tục chuyển đổi và đến nay đã giải quyết xong.

Theo ông Lương Minh Phúc, cây cầu mới dự kiến hoàn thành vào tháng 12 năm nay, đồng bộ với mở rộng đường Tân Kỳ – Tân Quý và kênh Tham Lương, đồng lực xóa “nút cổ chai” gây ùn tắc giao thông toàn khu vực.

Có thể thấy, giai đoạn từ nay đến 2026 tại TP.HCM sẽ là thời kỳ của những cây cầu khi hàng loạt công trình trọng điểm nối đôi bờ sông chính thức hoàn thành và khởi công mới.

Mở rộng không gian vùng lõi đô thị

Những cây cầu ngàn tỉ này không chỉ giải tỏa ùn tắc giao thông, khơi thông giao thương mà còn phá bỏ sự khác biệt về cảnh quan kiến trúc giữa đôi bờ sông Sài Gòn, cải thiện thẩm mỹ cảnh quan ven bờ, mở rộng không gian vùng lõi đô thị TP.HCM và đột phá kinh tế cho TP mới Thủ Thiêm.

Một chuyên gia giao thông

3 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi