Bức ảnh “Trái Đất mọc” do William Anders chụp trong sứ mệnh Apollo 8. Ảnh: William Anders/AP. |
Sáng 8/6, ông William A. Anders đã tử nạn khi đang lái một chiếc phi cơ và gặp nạn ở ngoài khơi bờ biển Washington. Con trai ông đã xác nhận thông tin trên.
Anders sinh ngày 17/10/1933 tại Hong Kong. Cha ông là Trung úy Arthur Anders, là một sĩ quan Hải quân đóng quân ở Trung Quốc. Năm 1956, ông Anders chính thức trở thành phi công, đánh dấu sự khởi đầu trong nghiệp lẫy lừng của ông. Sau đó vào năm 1963, ông trở thành một thành viên của khóa phi hành gia thứ ba của NASA, nơi ông tập trung chuyên môn vào bức xạ không gian.
Năm 1969, sau khi về hưu ở cả NASA và Lực lượng Không quân, Thiếu tướng Anders tiếp tục cống hiến ở vai trò thư ký điều hành của Hội đồng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia, đưa ra lời khuyên cho tổng thống Mỹ về các vấn đề hàng không và vũ trụ.
Apollo 8 là sứ mệnh có người lái đầu tiên bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng, đưa Anders trở thành một trong những người đầu tiên vượt ra khỏi quỹ đạo Trái Đất.
Vào thời điểm thực hiện sứ mệnh, cả 3 thành viên phi hành đoàn Apollo đều chụp ảnh Trái Đất khi nó mọc lên trên đường chân trời của Mặt Trăng, nhưng Anders là người duy nhất chụp ảnh màu. Máy ghi âm trên tàu đã ghi lại tiếng phi hành gia kêu lên: “Ôi Chúa ơi, hãy nhìn bức ảnh đằng kia! Là Trái Đất đang mọc. Wow, đẹp quá!”
William Anders (giữa) và 2 đồng đội là 3 người đầu tiên thực hiện sứ mệnh ngoài quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: AP. |
Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện vào năm 2015, Anders cho biết bức ảnh của ông dường như được nhớ đến nhiều hơn cả sứ mệnh Apollo 8.
“Chúng tôi đã đến tận Mặt Trăng để khám phá Trái Đất”, ông Anders chia sẻ.
Bức ảnh được biết đến với tựa đề “Trái Đất mọc”, cho thấy sự nhỏ bé và hữu hạn của hành tinh trong vũ trụ bao la, thúc đẩy các phong trào về bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Ngày 24/12/2018, nhân kỷ niệm 50 năm ngày bức ảnh ra đời, Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái Đất Kathleen Rogers đã viết một bài báo ca ngợi vai trò của tác phẩm này.
“Bức ảnh đã truyền cảm hứng cho các phong trào, nhắc nhở chúng ta rằng tài nguyên của Trái Đất là hữu hạn. 150 năm phát triển công nghiệp đã có tác động sâu sắc đến hành tinh của chúng ta”, Rogers viết.
Ngày bắt đầu và kết thúc ở đâu trên Trái ĐấtĐường đổi ngày quốc tế – nơi ngày bắt đầu và kết thúc – được vạch ra khá “tùy ỳ”. Không có quy tắc quốc tế nào quản lý và tọa độ của nó phụ thuộc vào ý muốn của các chính phủ. |
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.