Sốc nhiệt: Di chuyển từ vùng có thời tiết lạnh sang nóng cần lưu ý
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Sốc nhiệt: Di chuyển từ vùng có thời tiết lạnh sang nóng cần lưu ý
admin 1 tháng trước

Sốc nhiệt: Di chuyển từ vùng có thời tiết lạnh sang nóng cần lưu ý

Sốc nhiệt xảy ra khi hệ thống điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hoạt động không hiệu quả và nhiệt độ cơ thể tăng lên mức nguy hiểm, thường là trên 40 độ C. Sốc nhiệt có thể gây tổn thương não, tim, thận và cơ bắp. Nếu không được điều trị kịp thời, sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong, theo tờ Times of India.

Sốc nhiệt: Di chuyển từ vùng có thời tiết lạnh sang nóng cần lưu ý- Ảnh 1.
Để tránh bị sốc nhiệt, mọi người cần lưu ý uống đủ nước, tránh ra ngoài trời khi nắng nóng

Pexels

Triệu chứng của sốc nhiệt

Dấu hiệu của việc cơ thể bị sốc nhiệt bao gồm trạng thái hoặc hành vi thay đổi như nhầm lẫn, nói ngọng, co giật, da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh, đau đầu…

Khi bị sốc nhiệt, cơ chế điều nhiệt của cơ thể bị quá tải. Điều này có thể khiến cơ thể bị mất nước, các chức năng của tế bào bị suy giảm. Khi tế bào không hoạt động được, các cơ quan như não, thận và gan bắt đầu suy yếu, dẫn đến tổn thương không thể phục hồi hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, đối với những người di chuyển từ vùng có thời tiết lạnh sang nóng hoặc thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng, cơ thể sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề bất ngờ về nhiệt.

Theo đài Global News, khi nhiệt độ đột ngột thay đổi sang nóng, nhiều người có xu hướng ra ngoài tham gia các hoạt động. Khi đó, cơ thể có thể chưa kịp làm quen với ánh nắng mặt trời, không đổ nhiều mồ hôi để giúp giải nhiệt.

Việc cơ thể không thích nghi với nhiệt độ có thể khiến lượng máu lưu thông trong cơ thể ít hơn. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và điều này có thể gây ra các vấn đề về tim.

Cần làm gì để tránh sốc nhiệt?

Theo bác sĩ Narayan Banerjee, công tác tại TP.Kolkata (Ấn Độ), để giảm thiểu nguy cơ bị sốc nhiệt, mọi người nên sử dụng ô, mặc quần áo sáng màu, thoải mái và rộng rãi, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

“Những người mắc bệnh thận hoặc tim ở giai đoạn nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước uống và tránh uống quá nhiều nước. Những bệnh nhân này nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời”, bác sĩ Banerjee nói.

Ngoài những lưu ý trên, mọi người nên ở trong nhà vào thời điểm nóng nhất trong ngày, thường là từ 10 giờ đến 16 giờ, dùng kem chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm khi ra ngoài đường. Ngoài ra, cần chú ý đến những người dễ bị tổn thương do nắng nóng như người già, trẻ nhỏ, những người mắc bệnh mãn tính và trang bị kiến thức về sốc nhiệt để họ có thể kịp thời ứng phó khi cần thiết, theo Times of India.

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi