Nguy cơ phát sinh biến chứng từ thực trạng điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Nguy cơ phát sinh biến chứng từ thực trạng điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay
admin 3 tháng trước

Nguy cơ phát sinh biến chứng từ thực trạng điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay

Thực trạng điều trị suy giãn tĩnh mạch và những biến chứng tiềm ẩn

Hiện nay, tình trạng thiếu hụt bác sĩ chuyên khoa mạch máu giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu đang khan hiếm so với nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tăng cao. Khiến nhiều cơ sở y tế phải sử dụng nhân lực không đủ trình độ để khám chữa bệnh, dẫn đến chẩn đoán sai, điều trị không đúng căn nguyên. Một số nơi còn lạm dụng một phương pháp điều trị cho nhiều cấp độ bệnh, bất chấp tình trạng và cơ địa bệnh nhân. Những điều trên dẫn đến bệnh dễ tái phát hoặc trở nặng, thậm chí gây biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng khi lạm dụng laser xung dài

Khác với “Laser Nội Mạch” – dùng năng lượng nhiệt đưa vào trong lòng tĩnh mạch để xơ hóa. Laser Xung Dài (hay Laser thẩm mỹ hoặc Laser bề mặt) – giúp điều trị tổn thương mạch máu ngay trên bề mặt da, sử dụng bước sóng 1064nm đưa năng lượng hấp thụ sâu tới lớp hạ bì.

Bác sĩ Phan Duy Kiên chia sẻ: “Laser xung dài được chỉ định để điều trị suy giãn tĩnh mạch nông cấp độ C1 – khuyên dùng cho dạng tĩnh mạch mạng nhện.”

Nguy cơ phát sinh biến chứng từ thực trạng điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay- Ảnh 1.
Laser xung dài khuyên dùng để điều trị tĩnh mạch mạng nhện

Nhưng hiện nay, nhiều cơ sở thẩm mỹ và y khoa đang lạm dụng laser xung dài cho nhiều cấp độ, dẫn đến tổn thương mô, gây ra những biến chứng thường gặp như: Tấy đỏ ở vùng điều trị, phồng rộp, đóng vảy, sưng tấy, đốm da hoặc thay đổi sắc tố da qua thời gian, tổn thương thần kinh dưới da… và tất nhiên, hiện tượng tái phát rất dễ xảy ra.

Nguy cơ phát sinh biến chứng từ thực trạng điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay- Ảnh 2.
Biến chứng tấy đỏ, nổi bóng nước sau khi bắn laser xung dài

Nguồn: mikemurphyblog

Biến chứng khi điều trị suy bằng tiêm xơ sai phương pháp

Tiêm xơ là phương pháp tiêm dung dịch gây xơ trực tiếp vào lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch đóng lại và cuối cùng mờ dần. Phương pháp này chỉ nên dùng để điều trị suy giãn tĩnh mạch nông mức độ C1, đặc biệt khuyên dùng đối với trường hợp giãn tĩnh mạch dạng lưới.

Nguy cơ phát sinh biến chứng từ thực trạng điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay- Ảnh 3.
Tiêm xơ khuyên dùng cho giãn tĩnh mạch nông độ 1 dạng lưới

Bác sĩ Phan Duy Kiên chia sẻ một số tác dụng phụ hoặc biến chứng có thể xuất hiện sau khi tiêm xơ, bao gồm:

  • Đau tại vùng tiêm: Có thể xuất hiện cảm giác đau ở mức độ vừa phải khi chạm vào tĩnh mạch vừa điều trị và có thể chạy dọc theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên đây chỉ là cảm giác tạm thời, sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Tăng sắc tố tạm thời: Khoảng 15% bệnh nhân trải qua liệu pháp xơ cứng nhận thấy sự đổi màu trên da (vệt màu nâu nhạt) sau điều trị và thường mờ dần sau đó từ 4 – 12 tháng. Một số trường hợp có thể tồn tại trong nhiều năm.
  • Bỏng hoặc loét da: Nếu không được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu nhiều kinh nghiệm, trong quá trình tiêm xơ có thể gây thoát thuốc vào mô xung quanh tĩnh mạch, gây bỏng từ đó tạo ra vết phồng rộp có thể vỡ ra thành vết loét.
  • Hiện tượng Refill: Đây là hiện tượng phổ biến, tỷ lệ xảy ra từ 20-40% sau khi bệnh nhân được chữa trị bằng tiêm xơ đơn thuần. Hiện tượng này là tình trạng các tĩnh mạch sẽ lại đầy và tái hiện.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Là tình trạng hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu – một trong những nguyên nhân chính gây thuyên tắc mạch phổi (PE). Tiêm xơ chống chỉ định đối với bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Việc siêu âm, chẩn đoán trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu là vô cùng quan trọng. Đây là bước giúp xác định chính xác nguyên nhân gốc rễ và các nguy cơ tiềm ẩn để có chiến lược điều trị triệt để và hiệu quả nhất, giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

Những bước tiến mới trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay

Đối với suy giãn tĩnh mạch nông độ 1 (giãn mao mạch, giãn tĩnh mạch dạng lưới hoặc mạng nhện), tiêm xơ và laser xung dài là những phương pháp truyền thống hiện được áp dụng phổ biến. Nhưng việc áp dụng đơn lẻ phương pháp khi gặp ca phức tạp hoặc có nguy cơ tiềm ẩn sẽ khó điều trị triệt để.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chuyên gia ở Mỹ và châu Âu đã giới thiệu liệu pháp kết hợp, mang lại hiệu quả vượt trội và giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể, công nghệ SCLASER (sclerotherapy + Laser) được nhiều chuyên gia thuộc Hiệp hội Tĩnh mạch Hoa Kỳ giới thiệu như một lựa chọn tối ưu nhờ hiệu quả cải thiện rõ rệt so với các phương pháp truyền thống. SCLASER là phương pháp kết hợp ưu điểm của tiêm xơ và laser xung dài, giúp:

  • Loại bỏ tận gốc các mạch máu bị giãn, không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa tái phát.
  • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người bệnh tự tin trong cuộc sống.

ThS.BS Phan Duy Kiên có nhiều năm công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện bác sĩ là thành viên của nhiều hội nghị chuyên ngành quốc tế. Bác sĩ Kiên cũng là tác giả, đồng tác giả nhiều nghiên cứu về lĩnh vực mạch máu và vết thương.

5 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Không có nội dung