Là ‘mua’ hay ‘thưởng’?
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Là ‘mua’ hay ‘thưởng’?
admin 2 tuần trước

Là ‘mua’ hay ‘thưởng’?

Trước tiên là chuyện mang tính kỹ thuật, chẳng hạn xác định thế nào là “tin, tài liệu phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Bản thân hai khái niệm “tin” và “tài liệu”, vốn rất khác nhau về bản chất, được nhắc chung vào một mục có thể tạo ra một khoảng trống mênh mông cho các cách hiểu, cách kiến giải khác nhau.

Dự thảo Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (BCĐPCTNTC) các cấp không hề diễn giải gì về hai khái niệm này. Thử ướm vào thực tế triển khai, một “tin, tài liệu” nào đó được “bán” cho BCĐPCTNTC, thì “giá” của nó được xác định tại thời điểm cung cấp hay sau khi thẩm định và xác định được đó là “tin, tài liệu” có giá trị thực sự. Giả sử “tin, tài liệu” được “chào bán” cho BCĐPCTNTC với giá A và được mua, nhưng sau đó nó không có nhiều giá trị hoặc vô giá trị thì sẽ xử lý thế nào?

Nếu thay vì mua mà chọn “thưởng” cho người đã cung cấp “tin, tài liệu” có giá trị cho phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì sẽ thỏa đáng hơn. Vì “thưởng” thì thường sẽ là xác định sau khi kết quả đã được xác nhận rõ ràng. Chưa kể, bản thân việc dùng từ ngữ “mua” trong trường hợp này không phù hợp với phạm trù đạo đức hành pháp (executive ethics).

Việc quy định chi tiền để “mua” thông tin phòng chống tham nhũng đã được thực hiện ở một số quốc gia, dù cách thức và pháp lý cụ thể có thể khác nhau. Nhưng thường là các quốc gia sử dụng cơ chế thưởng cho những người cung cấp thông tin liên quan đến tham nhũng. Từ “mua” nếu có được nhắc đến thì cũng chỉ nên là một cách nói thuận tiện trong khẩu ngữ, chứ không nên là từ ngữ chính thức trong văn bản hành pháp của quốc gia.

Người giữ vai quản lý tài chính, trong trường hợp này là Bộ Tài chính, chắc chắn muốn có một định mức chi rõ ràng để thuận tiện, minh bạch trong việc quản lý ngân sách. Nhưng liệu sự thuận tiện quản lý ấy có vô tình đặt ra những rắc rối thứ cấp khác có khi còn mệt mỏi hơn cả thứ rắc rối mà Bộ Tài chính đang muốn tránh.

Hơn nữa, câu chuyện còn liên quan đến những giá trị cốt lõi rất quan trọng của đạo đức hành pháp – điều mà bất cứ thành viên nào của bộ máy hành pháp các cấp đều phải luôn tâm niệm trong mỗi khâu thực hành công vụ. Trung thực, minh bạch, trách nhiệm, công bằng, tôn trọng pháp luật, tránh xung đột lợi ích, bảo vệ quyền lợi công cộng, trách nhiệm giải trình là những ràng buộc cơ bản của đạo đức hành pháp. Chuyện dùng từ “mua” hay “thưởng” như đã nói ở trên, tưởng chỉ là chuyện ngôn từ, nhưng thật ra là chuyện căn cơ của đạo đức hành pháp.

Nếu là “thưởng”, thì động cơ hưởng ứng của người tham gia cung cấp “tin, tài liệu” cũng sẽ cảm nhận một giá trị khác hẳn so với chuyện “mua/bán”. Theo đó, báo chí tham gia việc điều tra chống tham nhũng, tiêu cực cũng nên được tưởng thưởng xứng đáng nếu có đóng góp hữu ích. 

4 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi