Hoàn thiện Nghị định 67 về thuốc lá mới: Cần Bộ Y tế đánh giá khoa học
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Hoàn thiện Nghị định 67 về thuốc lá mới: Cần Bộ Y tế đánh giá khoa học
admin 3 tuần trước

Hoàn thiện Nghị định 67 về thuốc lá mới: Cần Bộ Y tế đánh giá khoa học

Đây là quan điểm được nêu lên trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV, nhóm các vấn đề thuộc lĩnh vực công thương ngày 4-5.6 vừa qua. Theo Bộ trưởng Diên, để sớm hoàn thiện đề xuất sửa đổi Nghị định 67/2013 để làm khung pháp lý cho các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá làm nóng (TLLN), vai trò của Bộ Y tế trong việc nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến thuốc lá mới là rất cần thiết.

Bộ Y tế cần sớm có nghiên cứu khoa học toàn diện về thuốc lá mới

Tại hội thảo “Thực trạng về thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng” năm 2023, TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV cho rằng, quản lý thuốc lá là một lĩnh vực rất rộng. Nếu đánh giá tác động đến người dùng thì do Bộ Y tế, đánh giá về vấn đề sản xuất là nhiệm vụ của Bộ Công thương, đánh giá quản lý Nhà nước thì do Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính)…

Do vậy, theo ý kiến các đại biểu quốc hội, chuyên gia, cần có nghiên cứu, đánh giá toàn diện về các yếu tố liên quan đến TLĐT, TLLN, trong đó gồm sự dịch chuyển của nhu cầu, tác động xã hội, khoa học, y tế… để xác định sản phẩm có nguy hiểm đến mức phải cấm, hoặc cần quản lý như thuốc lá thông thường.

Theo đó, trong phiên chất vấn mới đây, Bộ Công thương đã đề nghị Bộ Y tế cần thực hiện đánh giá khoa học đối với các sản phẩm thuốc lá mới, nhằm hoàn thiện đề xuất sửa đổi Nghị định 67 về khung pháp lý cho các sản phẩm này. Đề xuất này của Bộ Công thương được các chuyên gia nhận định là phù hợp với thực tiễn hiện nay, dựa trên bằng chứng khoa học toàn diện, và nhất quán với chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ.

Hoàn thiện Nghị định 67 về thuốc lá mới: Cần Bộ Y tế đánh giá khoa học- Ảnh 1.

Theo đó, bước đầu tiên các bộ, ban, ngành liên quan cần xác định, công nhận sản phẩm thuốc lá mới là thuốc lá và cần có những bằng chứng liên quan đến các sản phẩm chính danh, đã được kiểm chứng khoa học từ các quốc gia trên thế giới, chứ không phải ghi nhận về các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng từ thị trường chợ đen.

Theo thẩm quyền, Bộ Y tế cần thực hiện các nghiên cứu đánh giá cụ thể đối với các bằng chứng khoa học của các sản phẩm chính danh đã được nghiên cứu bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính phủ các nước.

Còn nhiều nhầm lẫn về bằng chứng khoa học đối với TLLN, TLĐT

Một trong những tranh luận lớn nhất hiện nay đó là mức độ gây hại của TLLN, TLĐT so với thuốc lá điếu, dựa trên nghiên cứu, khuyến nghị của các tổ chức y tế quốc tế như WHO, FDA…

Theo công bố của WHO năm 2020 cũng như thông tin mới nhất tại COP10 (tháng 2.2024) về TLLN, nhìn chung hàm lượng các độc chất gây bệnh của TLLN là thấp hơn so với thuốc lá điếu.

Tuy nhiên, về mặt thực tế, chủng loại của TLĐT, TLLN là đa dạng hơn so với thuốc lá điếu. Nếu thuốc lá điếu chỉ có một cách sử dụng duy nhất là đốt để hút, thì TLĐT có ít nhất hai hệ thống đóng và mở, với hàng ngàn hương liệu. Còn TLLN thì dù phần lớn là loại được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá tương tự như thuốc lá điếu, nhưng cũng có số ít loại lại có chứa cả dung dịch. Đây cũng là một trong những quan ngại mà Bộ Y tế đưa ra đối với vấn đề nhận diện để kiểm soát sản phẩm.

Hoàn thiện Nghị định 67 về thuốc lá mới: Cần Bộ Y tế đánh giá khoa học- Ảnh 2.

FDA Hoa Kỳ công bố kết quả nghiên cứu về hàm lượng các chất gây hại trong thuốc lá làm nóng và thuốc lá điếu

Như vậy, khó khăn đặt ra trong việc lựa chọn phương thức quản lý đó là quản lý hàng loạt hay quản lý chọn lọc.

Lấy ví dụ từ Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã mất vài năm để xem xét hơn 2 triệu trang hồ sơ khoa học, cũng như thực hiện nghiên cứu về một loại TLLN. Đây cũng là loại TLLN đầu tiên được FDA cấp phép và công nhận là sản phẩm thuốc lá “Điều chỉnh về nguy cơ – Giảm thiểu phơi nhiễm (với các chất gây hại)” (MRTP) vì phù hợp với mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng. Quyết định này của FDA cho thấy việc hợp pháp hóa TLLN có tính chọn lọc, không áp dụng đại trà. Theo đó FDA không cấp phép cho toàn bộ chủng loại TLLN, mà chỉ sản phẩm nào đã được kiểm chứng khoa học và đáp ứng tiêu chuẩn của FDA, cũng như phù hợp với định nghĩa về thuốc lá theo luật quốc gia thì mới được hợp pháp hóa.

Ở góc độ quản lý, những quốc gia như Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ sở khoa học từ các quốc gia có nền tảng y tế, khoa học cao như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… để cấp phép một sản phẩm, thay vì phải thực hiện lại các nghiên cứu khoa học tương tự. Nhiều quốc gia trong khối ASEAN cũng tham khảo kết quả nghiên cứu, công bố của FDA để công nhận, thừa nhận các sản phẩm thuốc lá mới để cấp phép, như Philippines, Indonesia, Malaysia…

Mới đây, sau gần 5 năm nghiên cứu, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố tiêu chuẩn ISO cho danh mục TLLN. Các phương pháp từ ISO xác nhận TLLN là một danh mục sản phẩm riêng biệt, khác với thuốc lá điếu hay TLĐT. Tiêu chuẩn quan trọng để xác định một sản phẩm được gọi là TLLN là “sản phẩm có chứa thành phần thuốc lá được đặc chế để làm nóng mà không đốt cháy bởi thiết bị làm nóng, tạo ra khí hơi aerosol có chứa nicotine”.

Theo báo cáo mới nhất của WHO, hiện có ít nhất 175 quốc gia và vùng lãnh thổ không cấm, mà quản lý TLLN bằng nhiều hình thức, trong đó có áp dụng một số quy định kiểm soát tương tự như thuốc lá điếu.

1 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi