Điểm yếu cố hữu của các đội bóng Đông Nam Á
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Điểm yếu cố hữu của các đội bóng Đông Nam Á
admin 3 tuần trước

Điểm yếu cố hữu của các đội bóng Đông Nam Á

Trong số những đội bị loại, có lẽ tiếc nuối lớn nhất là Thái Lan khi họ chỉ thắng Singapore 3-1 trên sân nhà, bởi chỉ cần ghi thêm 1 bàn nữa, họ mới là đội giành vé đi tiếp chứ không phải đội Trung Quốc (để thua Hàn Quốc 0-1). Trong khi đó, thất bại của đội tuyển VN trước Iraq (1-3) hay chiến thắng của Malaysia trước Đài Bắc Trung Hoa (3-1) cũng chính thức khép lại hành trình vòng loại World Cup 2026 với cả hai đội bóng này.

Điểm yếu cố hữu của các đội bóng Đông Nam Á- Ảnh 1.
Cầu thủ VN (trái) thường thua thiệt trong những pha tranh chấp với cầu thủ Iraq

VFF

Điều dễ nhận thấy nhất trong những thất bại của các đội Đông Nam Á trước các đối thủ hàng đầu châu lục tại giải đó là việc chưa thể khắc phục được điểm yếu cố hữu của mình, đó là thể lực và thể hình của cầu thủ. Đơn cử như đội tuyển VN và Thái Lan. Dù được đánh giá là hai trong số những đội bóng được cho sở hữu những cầu thủ có kỹ thuật tốt nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng khi gặp những đội bóng lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Iran hoặc Iraq, rõ ràng cầu thủ của cả VN và Thái Lan đều không đủ sức tranh chấp hoặc đeo bám đối thủ cho đến hết trận. Đó cũng là lý do càng về cuối trận, khi sức lực đã cạn kiệt, các sai sót của cầu thủ thường xuyên xảy ra và điều gì đến cũng phải đến.

Theo thống kê, trong cả 3 trận gặp Iraq (hai trận ở vòng loại World Cup 2026 và một trận ở Asian Cup 2023), đội tuyển VN đều để lọt lưới ở những phút bù giờ cuối trận. Còn đội Thái Lan trong những trận gặp Hàn Quốc và Trung Quốc ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026 cũng thường để lọt lưới những bàn quyết định từ phút 70 trở đi.

Hai đội Malaysia và Singapore tuy các cầu thủ có thể hình rất tốt, gần như không thua kém các đội bóng lớn của châu Á nhưng vẫn chưa thể san lấp khoảng cách về thể lực. Hơn nữa, cầu thủ của họ lại thua kém về kỹ thuật khá nhiều so với các đối thủ, thậm chí chưa thể sánh với các đội hàng đầu Đông Nam Á như Thái Lan, VN hay Indonesia.

Ngay đội Indonesia, dù đã cố gắng thay đổi bằng cách áp dụng chính sách nhập tịch các cầu thủ có gốc gác Indo từ châu Âu, nhằm rút ngắn khoảng cách thua thiệt về thể hình và thể lực với các ông lớn của châu Á, nhưng rõ ràng họ vẫn chưa thể một sớm một chiều san lấp cách biệt này. Thậm chí họ từng thua rất đậm Nhật Bản (1-3), Úc (0-4, cùng ở Asian Cup 2023) hoặc Iraq (1-5 và 0-2 ở vòng loại thứ 2 World Cup) và đều nhận những bàn thua quyết định ở phút cuối trận. Vì vậy, dù giành vé vào vòng loại thứ 3 World Cup nhưng rất ít người tin rằng Indonesia có thể làm nên chuyện nếu gặp phải những đội bóng hàng đầu châu lục trong thời gian tới.

Bài toán cho HLV Kim Sang-sik sau vòng loại World Cup

Kết thúc vòng loại thứ 2 World Cup 2026 đã xác định được 18 đội giành quyền vào vòng loại thứ 3 khu vực châu Á gồm: Qatar, Kuwait (bảng A), Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên (bảng B), Hàn Quốc, Trung Quốc (bảng C), Oman, Kyrgyzstan (bảng D), Iran, Uzbekistan (bảng E), Iraq, Indonesia (bảng F), Jordan, Ả Rập Xê Út (bảng G), UAE, Bahrain (bảng H), Úc, Palestine (bảng I). Theo điều lệ của vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á, 18 đội được chia thành 3 bảng thi đấu thể thức sân nhà, sân khách chọn 2 đội xếp nhất, nhì mỗi bảng đoạt vé trực tiếp tham dự vòng chung kết World Cup 2026. 6 đội xếp hạng ba, tư của vòng loại thứ 3 sẽ chia thành 2 bảng ở vòng loại thứ 4 chọn 2 đội xếp nhất mỗi bảng tham dự vòng chung kết World Cup 2026. Hai đội nhì bảng của vòng loại thứ tư sẽ đấu với nhau chọn đội thắng tranh tài vòng play-off liên lục địa.

2 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi