Ăn ‘lợn sạch’ có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn không?
  1. Home
  2. Tin tức
  3. Ăn ‘lợn sạch’ có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn không?
admin 4 tháng trước

Ăn ‘lợn sạch’ có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn không?

Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60 – 100%. Những người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao.

Ăn 'lợn sạch' có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn không?- Ảnh 1.
Tiết canh lợn có thể chứa vi khuẩn liên cầu lợn, gây bệnh cho người

NGỌC THẮNG

Vi khuẩn S.suis thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.

Bất kể giống lợn nào vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn

Ở VN, bệnh liên cầu lợn mới được biết đến từ năm 2003. Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, bệnh này có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng. 96% biểu hiện bệnh cảnh viêm màng não như: sốt, nhức đầu, ói, cổ cứng, rối loạn tri giác… là những triệu chứng thường gặp; 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc.

Bác sĩ (BS) Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Yên Bái, lưu ý: “Vì căn bệnh này giống như nhiễm trùng liên cầu bình thường, không để lại miễn dịch lâu dài, do đó người đã từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại lần sau”.

Đặc biệt, có một số quan điểm cho rằng lợn gia đình nuôi, lợn mán, lợn mường, lợn cắp nách… nuôi thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, BS Quang cho rằng, bất kể giống lợn nào, nuôi nấng ra sao, vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Bởi thông thường, vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh (lợn lành mang trùng) và gây bệnh ở những con lợn yếu. Với lợn nhiễm liên cầu (cả lợn lành mang trùng và lợn bệnh) trong máu (tiết) và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn, khi thực phẩm đó không được nấu chín kỹ, người ăn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Ai dễ nhiễm bệnh?

Sau nhiễm liên cầu lợn, thời gian ủ bệnh có thể vài tiếng đến 4 – 5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần), khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường. Người bệnh cũng có biểu hiện tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Bệnh nhân rất dễ bị suy đa phủ tạng, nếu đến bệnh viện muộn, cơ hội cứu chữa được rất thấp.

BS Quang lưu ý: Người bị nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh, lợn mang vi khuẩn gây bệnh, các chất bài tiết của lợn bệnh (phân, nước tiểu), hoặc do ăn các sản phẩm chế biến từ thịt lợn bệnh chưa được nấu chín như: tiết canh lợn, ăn thịt sống, thịt tái, nem, thịt nấu chưa chín kỹ.

Do đó, những người dễ bị mắc bệnh là những người chăn nuôi lợn, người giết mổ lợn, người chế biến thịt lợn sống, người có thói quen ăn tiết canh lợn, thịt lợn sống, thịt lợn tái, thịt lợn chưa nấu kỹ, nem thịt lợn tái.

10 lượt xem | 0 bình luận
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar

Bình luận gần đây

Không có nội dung